Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp vẫn cho rằng thương hiệu chính là logo, màu sắc, phông chữ, website mà doanh nghiệp đang sử dụng. Thế nhưng, trong thời đại công nghệ số 4.0, hai từ “thương hiệu” đã phát triển và có nhiều điểm khác biệt mà chủ doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm.
Xây dựng thương hiệu là quá trình chọn lọc và kết hợp giữa 2 yếu tố vô hình và hữu hình để xây dựng các chiến lược hướng đến khách hàng tiềm năng nhằm giúp khách hàng có những ấn tượng sâu sắc, ghi nhớ và quen thuộc với thương hiệu của doanh nghiệp. Để từ đó tạo nên sự khác biệt, khiến doanh nghiệp có câu chuyện riêng. Để có thể xây dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp 1 cách bền vững, bạn cần tham khảo các bước sau:
- Xác định tầm nhìn thương hiệu doanh nghiệp bạn.
- Định vị lại thương hiệu.
- Xây dựng chiến lược thương hiệu.
- Xây dựng chiến lược truyền thông.
Có 1 điều chắc chắn rằng, Thương hiệu sẽ tạo nên niềm tin cho khách hàng và là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Theo một khảo sát nghiên cứu của Nielsen, khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu quen thuộc và tin tưởng chiếm tỉ lệ lên đến 59%.
Ngoài ra, xây dựng thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với hình ảnh và sự phát triển của doanh nghiệp đồng thời mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng:
Đối với doanh nghiệp
- Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp cho công chúng.
- Thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (là sự riêng độc đáo nhất của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác).
- Nâng tầm giá trị của doanh nghiệp và vị thế trên thị trường.
- Thu hút đông đảo khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu cho doanh nghiệp.
- Có định hướng cụ thể về hướng phát triển.
Đối với khách hàng
- Nhanh chóng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp.
- Biết được vị thể của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó yên tâm sử dụng và trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp
- Giá trị của thương hiệu giúp khách hàng khẳng định được giá trị cả nhân của họ.
Quy trình xây dựng tên tuổi và hình ảnh thương hiệu không hề đơn giản. Việc nắm được vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng là ở đâu sẽ đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Quy trình xây dựng nên thương hiệu cho doanh nghiệp sẽ trải qua các bước sau đây:
Xác định tầm nhìn thương hiệu
Việc đầu tiên trong quy trình xây dựng thương hiệu chính là việc xác định lại tầm nhìn thương hiệu. Bạn nên bắt đầu bằng việc định hướng thương hiệu cho tương lai, cho khát vọng mà doanh nghiệp hướng đến.
Xây dựng thông điệp thương hiệu cần ngắn gọn, rõ ràng và xuyên suốt. Để định hướng cho 1 chặng đường dài phát triển của doanh nghiệp. Tầm nhìn thương hiệu của doanh nghiệp cần quan tâm đến:
- Định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Xây dựng kịch bản hướng tới mục đích chung của toàn doanh nghiệp.
- Tạo tiền đề xây dựng thước đo phát triển thương hiệu.
Định vị thương hiệu
Bạn nên xác định lại vị trí của doanh nghiệp bạn đang ở đâu trên thị trường. Người dùng đang nhớ hay ấn tượng gì về thương hiệu của bạn, điều đó là tiêu cực hay tích cực? Bạn định vị được điều này sẽ khẳng định được vị trí của thương hiệu và tìm ra chiến lược thương hiệu thành công.
Ngoài ra, việc định vị thương hiệu cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn có được hình ảnh, cá tính và khắc ghi nét độc đáo riêng của thương hiệu bạn với các đối thủ cạnh.
Xây dựng chiến lược thương hiệu
Xác định được vị trí thương hiệu, bạn sẽ lên kế hoạch xây dựng chiến lược thương hiệu. Bạn cần đưa ra cho mình các câu hỏi cơ bản sau:
- Quảng cáo thương hiệu ở đâu?
- Marketing thương hiệu bằng cách nào?
- Kênh nào phân phối chiến lược?
- Xây dựng chiến lược trong bao lâu?
Và khi bạn đã trả lời được các câu hỏi này, chính là lúc bạn đã sẵn sàng đưa ra nhiệm vụ xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp. Bạn đưa ra mục tiêu chiến lược, chi phí từng kỳ, kế hoạch đẩy mạnh, kênh truyền thông,…
Truyền thông thương hiệu
Khi đã có chiến lược xây dựng thương hiệu, bạn cần đi đến hành động. Đây chính là vấn đề cốt lõi để tạo nên sự thành công khi thực hiện quá trình này. Quy trình này cần diễn ra từ ngoài doanh nghiệp lẫn bên trong nội bộ doanh nghiệp.
Các hoạt động truyền thông, quảng cáo, quan hệ công chúng hay marketing,… đều mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Hoạt động truyền thông chính là tiến nói tạo nên thương hiệu.