Trước khi trả lời cho câu hỏi phân tích SWOT là gì? chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm về ma trận SWOT. SWOT là viết tắt của bốn từ trong tiếng anh, lần lượt là: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Trong Marketing bằng công cụ bảng phân tích SWOT là một kỹ thuật phân tích kinh doanh nổi tiếng trên thế giới. Chỉ cần tìm hiểu một chút về phương pháp, công cụ phân tích SWOT là gì, doanh nghiệp có thể hình dung được hình ảnh tổng quan về hoạt động kinh doanh của mình.
Trong mô hình SWOT Strengths và Weaknesses được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp, được gọi là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi. Còn Opportunities và Threats là hai yếu tố bên ngoài, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần bạn muốn là có thể kiểm soát được.
Phân tích mô hình SWOT là công cụ phân tích kinh doanh, Marketing vô cùng phổ biến dành cho mọi doanh nghiệp. Mô hình SWOT sẽ đánh giá khả năng mà doanh nghiệp có thể đáp ứng với mục tiêu phát triển bền vững mà họ đã đặt ra hay không. Ngoài ra hiểu được khái niệm phân tích SWOT là gì cũng giúp nhà quản lý đánh giá sự khả thi của các dự án, chẳng hạn như một chiến lược SEO, hoặc tương lai của một ngành nào đó trong những năm tới.
Nói tóm gọn, phân tích mô hình SWOT của một doanh nghiệp sẽ bao gồm những khía cạnh như sau:
- Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh như thế nào so với đối thủ cạnh tranh.
- Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
- Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế trước đối thủ cạnh tranh.
- Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực ảnh hưởng đến doanh nghiệp hoặc dự án.
- Không tốn chi phí: Đây là ưu điểm lớn nhất của SWOT vì bạn không cần phải thuê chuyên viên nghiên cứu. Phân tích SWOT là việc bạn tìm ra những câu hỏi xoay quanh tình hình hoạt động của công ty. Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu các yếu tố bên ngoài qua người quen, mạng hoặc các báo cáo của công ty. Bạn có thể sử dụng mô hình SWOT khi bạn không có quá nhiều thời gian để xác định những tình huống phức tạp.
- Kết quả quan trọng: SWOT sẽ đánh giá được 4 phương diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để doanh nghiệp rút ra được kết quả chính xác giúp hoàn thiện dự án, vượt qua rủi ro.
- Gắn kết đồng đội hơn: Phân tích SWOT đẩy mạnh làm việc liên phòng ban. Sự tương tác trực tiếp giữa các bộ phận với nhau khi thực hiện mô hình SWOT sẽ giúp mọi người hiểu những suy nghĩ, cảm nhận của đồng nghiệp. Dần dần, các mâu thuẫn nội bộ sẽ giảm, tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn.
- Ý tưởng mới: Mô hình SWOT có thể cung cấp các ý tưởng mới cho doanh nghiệp bằng các phân tích trong 4 mục cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của SWOT. Mô hình không chỉ cho bạn biết lợi thế, bất lợi mà cả những mối đe dọa để giúp bạn đối phó hiệu quả hơn trong tương lai, có những kế hoạch tránh các rủi ro tốt nhất.
- Quá tải thông tin: Ma trận SWOT có đến 4 nhân tố chính, và chúng sẽ không nói cho bạn biết bạn nên tập trung vào nhân tố nào. Điều này dễ dẫn đến việc bạn sẽ bị mất thời gian phân tích những nhân tố không liên quan nhiều đến chiến lược chính. Bạn còn dễ gặp rắc rối khi lượng thông tin không cân bằng giữa các nhân tố.
- Kết quả chưa chuyên sâu: Chính vì việc phân tích SWOT khá đơn giản, nên kết quả nhận về chưa thực sự phản ánh đúng các khía cạnh. Kết quả không đưa ra phản biện, chỉ tập trung vào việc chuẩn bị dự án, điều đó không đủ để hoàn thiện đánh giá và đưa ra định hướng, mục tiêu.
- Cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn: Để thực sự đạt kết quả tốt thì việc phân tích SWOT cơ bản là không đủ, vì kỹ thuật SWOT chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích bức tranh toàn cảnh.
- Phân tích chủ quan:Một phân tích đầy đủ là phân tích đánh giá được ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, dữ liệu đáng tin cậy, có liên quan và có thể so sánh được, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng SWOT không làm được điều này, việc chỉ phân tích SWOT thôi là chưa đủ để đưa ra kết luận hay quyết định nào đối với doanh nghiệp hay dự án. Tất cả dữ liệu có được chỉ là phản ánh thiên vị của những các nhân thực hiện nghiên cứu, phân tích mô hình. Ngoài ra, những dữ liệu dùng để phân tích SWOT chưa thực sự đúng, có thể lỗi thời nhanh chóng.